Chiều 9/2, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh, ông Vũ Anh Dũng - Phó trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.
Theo ông Dũng, từ ngày 10/6/2022 UBND TP Hồ Chí Minh đã có công văn về danh mục dự án kêu gọi đầu tư của TP năm 2022 với 197 dự án. Trong đó, nhóm dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở và tái định cư có 54 dự án, vốn dầu tư 52.155 tỷ đồng (tương đương 2.370 triệu USD). Đến ngày 17/8/2022, UBND TP có quyết định ủy quyền, phân công cho các quận và TP Thủ Đức thực hiện các thủ tục đầu tư cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư xây dựng trước năm 1975.
Ngày 26/8/2022, UBND TP tiếp tục có công văn về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án đầu tư xây dựng lại nhà chung cư cấp D trên địa bàn.
“Trước đó, vào ngày 9/12/2021, UBND TP đã ban hành quyết dịnh phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở TP giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, 2022. Đến ngày 6/9/2022, UBND TP ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 trong Chương trình phát triển nhà ở TP giai đoạn 2016-2025, công bố chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030. Hiện nay TP đang tiến hành thủ tục chỉ định thầu và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở TP năm 2023”, ông Vũ Anh Dũng thông tin.
Về tình hình thị trường BĐS tại TP, theo ông Vũ Anh Dũng, những tháng đầu năm 2022 phát triển nhà ở vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người dân; chưa đa dạng về sản phẩm nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho thuê. Đồng thời, phát triển nhà ở chưa đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung của TP; công tác quản lý, vận hành, bảo trì nhà ở sau đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập; nhiều khu vực nhà ở do người dân tự xây chưa có hạ tầng được nâng cấp.
Thành ủy - UBND TP đã tập trung chỉ đạo việc xây dựng “Chương trình phát triển nhà ở TP giai doạn 2021-2030”. Đến nay, nội dung chương trình đã đrợc HĐND TP thông qua, trên cơ sở đó UBND TP phê duyệt tại quyết định 2971/QĐ-UBND ngày 6/9/2022 để tổ chức triển khai thực hiện. Theo kế hoạch phát triển nhà ở TP giai doạn 2021-2025 và năm 2021, 2022, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở tăng thêm của 5 năm là 50 triệu m2 sàn; trong đó năm 2022 là 6,6 triệu m2 sàn. Trong năm 2022, TP xây dựng 8 triệu m2 sàn, vượt 21,2% so với chỉ tiêu đề ra, diện tích bình quân đạt 21,41m2/người.
Đối với thị trường BĐS trong quý IV/2022, tại TP phát triển tăng hơn so với quý III, nhưng chậm hơn so cùng kỳ quý IV/2021 về số lượng dự án và số căn nhà. Do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, diễn biến khó lường, việc kiểm soát chặt kênh tín dụng ngân hàng cũng như việc tăng lãi suất huy động và phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN) thời gian gần đây đã khiến nhiều DN BĐS lâm vào cảnh khó khăn, thanh khoản thị trường BĐS thấp.
Mặt khác, nguồn cung nhà ở tại các dự án mới rất hạn chế, do đang có nhiều dự án đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, thậm chí bị điều tra. Điều này dẫn đến các sở, ngành liên quan chậm phối hợp cho ý kiến hoặc giải quyết thủ tục pháp lý dự án. Đặc biệt là các DN có liên quan dến vốn Nhà nước, hoặc dự án có nguồn gốc đất Nhà nước quản lý.
“Dự báo thị trường BĐS năm 2023 sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn, sẽ có sự điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung - cầu, hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc BĐS trung cấp. Trong quý IV/2022, Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn bán sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 6 dự án, với tổng số 1.986 căn nhà, tăng 33% so với quý III, nhưng giảm 17% so với cùng kỳ quý IV/2021 về số dự án và số căn nhà. Thị trường phát triển chưa ổn định, nguồn cung dự án tăng - giảm không đềụ; đặc biệt là phân khúc nhà ở bình dân cần phải điều chỉnh tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, của đa số người dân”, ông Vũ Anh Dũng nói.
Đối dự án NƠXH, quý IV/2022 triển khai 4 dự án với 2.195 căn, đã hoàn thành 1 dự án với 1.172 căn. Về “tồn kho” BĐS, TP Hồ Chí Minh là đô thị dặc biệt, thị trường BĐS rộng lớn, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực nhà ở với nhiều dự án được đầu tư, triển khai thi công xây dựng. Trong lĩnh vực BĐS, sản phẩm đã hoàn thiện “tồn kho” mới đáng lo ngại, vì một căn hộ hay dự án nếu không sử dụng, để càng lâu sẽ xuống cấp, DN còn phải tốn chi phí quản lý, bảo đưỡng. Còn “tồn kho” BĐS đang trong quá trình đầu tư xây dựng thì không đáng lo.
Ông Vũ Anh Dũng cũng nêu những khó chăn vướng mắc của DN kinh doanh BĐS và giải pháp tháo gỡ. Những khó khăn như: vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án chưa được tháo gỡ đồng bộ, thống nhất về chính sách, đặc biệt là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất (SDĐ); khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn do việc kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; lãi suất cho vay, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến chi phí hoạt dộng của DN tăng cao. Do đó, nhiều dự án xây dựng dở dang phải dừng lại, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội.
Để tạo diều kiện cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh, hiệu quả, UBND TP Hồ Chí Minh đề xuất các giải pháp cần tháo gỡ từ các Bộ, ngành Trung ương, như: về vốn chủ sở hữu và vốn pháp định đối với chủ đầu tư các dự án BĐS, nhằm đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính để đầu tự xây dựng phát triển dự án BĐS;
Tăng cường hợp tác quốc tế, khuyến khích thực hiện các dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) hoặc hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị; phân bổ nguồn vốn ngân sách thu dược từ tiền SDĐ của các chủ đầu tư thực hiện nghīa vụ tài chính về 20% quỹ đất xây dựng NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại, bổ sung cho Quỹ Phát triển nhà ở TP để đầu tư phát triển NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước...
Tác giả bài viết: kinhtedothi.vn
Nguồn tin: kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn